Ở Việt Nam, điều kiện địa lý và khí hậu vô cùng thích hợp cho nông nghiệp. Cho nên tập trung vào nông nghiệp nói chung, cũng như nên chú trọng đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao nói riêng là điều hết sức quan trọng.
Nông nghiệp công nghệ cao là gì?
Là một ngành nông nghiệp có sự kết hợp của những công nghệ mới và tiên tiến tại thời điểm hiện tại. Nông nghiệp công nghệ cao để sản xuất ra sản phẩm với chất lượng cao và năng suất vượt trội nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Vậy những ngành nào sẽ kết hợp với nông nghiệp? Ngành cơ khí nên được cải thiện để đáp ứng dụng cụ canh tác cho người nông dân. Ví dụ như những chiếc máy gặt hái hoa quả hay nông sản kích cỡ nhỏ, vừa và lớn có thể giúp cho người nông dân thu hoạch mùa màng nhanh chóng. Hoặc những chiếc máy gieo hạt giống tự động, hoặc xới đất đai để chuẩn bị cho mùa mới. Ngành công nghệ sinh học phải được áp dụng vào nông nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm với năng suất và chất lượng cao, cải thiện công sức người nông dân. Ngành công nghệ thông tin nên được áp dụng mạnh mẽ trong nông nghiệp nhằm nắm bắt các nhu cầu và trao đổi thông tin nhanh chóng giữa các nguồn lực và đối tác. Ở các nước tiên tiến, hệ thống tự động được áp dụng nhằm kiểm soát hoa màu, kiểm soát chế độ ánh sáng, nhiệt độ, và dinh dưỡng. Ngành hoá học cũng rất cần thiết để tạo ra những sản phẩm diệt trừ sâu bọ hiệu quả và phân bón cho cây trồng.
Vì sao ta nên học hỏi Israel trong nông nghiệp công nghệ cao?
Những năm 1950 và đầu những năm 1960, Hàn Quốc là một Quốc gia nghèo thuộc nhất nhì thế giới. Tuy nhiên, với chiến thuật áp dụng thành công từ những nước phát triển như Nhật và Mỹ. Mấy mươi năm sau, nền kinh tế Hàn Quốc trở nên vượt trội đáng cạnh tranh với Nhật Bản.Thu nhập bình quân đâù người tại Hàn Quốc năm 2011, đạt mức 31,500 USD/ người. Thậm chí mức này còn hơn cả mức trung bình của Liên Minh Châu ÂU( EU).
Vì vậy có thể áp dụng chiến thuật tương tự đối với Việt Nam hiện tại. Học hỏi nhanh chóng thành tựu từ Israel. Ở Israel, nông nghiệp hầu hết được áp dụng bằng thành tựu khoa học, chỉ có 5% sử dụng lao động để vận hành máy móc. Điều kiện khí hậu ở Israel vô cùng khắc nghiệt, chủ yếu là sa mạc và có rất ít nước. Họ lại nghĩ ra phương pháp tưới nhỏ giọt cho hệ thống trồng trọt của mình, lượng nước được tái chế lại tới 70%( Quốc Gia Khởi Nghiệp). Hơn nữa, hệ thống nhà lưới nhà màng của Israel rất hiệu quả, hiện tại có một số doanh nghiệp Việt Nam đã thuê các chuyên gia Israel chuyển giao công nghệ này. Lực lượng trong nông nghiệp chưa chiếm tới 2% dân số nhưng có thể tạo ra 12% sản lượng hàng hoá xuất khẩu cả nước. Các loại thiết bị tái chế nước được phân phối nhiều nơi trên thế giới.
Theo Tiến Sĩ Alan Phan, tương lai nền kinh tế Việt Nam chỉ có 2 ngành mới thực sự cho kết quả tốt đẹp đó là Nông nghiệp và Công nghệ thông tin. Ông lý giải khí hậu Việt Nam rất ôn hoà, thỗ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lại có thêm vùng biển bao lao để khai thác ngư nghiệp.
Mặc dù sản lượng nông sản như lúa gạo, hay sản lượng cà phê xuất khẩu thuộc dạng nhiều nhất thế giới nhưng giá trị đem lại rất thấp. Nguyên nhân là do chất lượng kém, thương hiệu không có chỗ đứng trên thương trường Quốc tế, cũng như độ an toàn trong các thành phần nguyên liệu xuất khẩu. Các dạng nông sản ấy chủ yếu xuất dạng thô, chưa có thành phẩm thương mại hoàn thiện đáng kể nào được thế giới chú ý.
Đầu tư mạnh mẽ vào khoa học nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển
Vậy cho nên đất nước ta cần áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp để cải thiện chất lượng và số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Chính phủ nên khuyến khích và đầu tư mạnh mẽ vào khoa học, cụ thể đầu tư vào các Viện nghiên cứu , trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu. Cần có những chính sách nhằm khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong giới khoa học Việt Nam. Nhờ những nhà khoa học mới có thể đem lại những thành tựu tương lai, "những sáng kiến mới" trong khoa học có ý nghĩa trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, cũng như các lĩnh vực khác nói chung.
Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn lạc hậu đã vươn lên vị trí đáng nể trong khu vực Châu Á cũng như thế giới. Do sự đầu tư cho khoa học rất lớn, ngân sách đầu tư năm 2014 đứng nhất thế giới.
Mảng nuôi cấy mô thực vật góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp
Những giống Lan, giống cây ăn trái, hay các giống hoa phần lớn nhập từ các nước như Đài Loan, Thái Lan, Hà Lan... những nước này sở hữu công nghệ giống rất ưu việt. Các hộ nông dân hay các công ty lớn đều nhập khẩu từ các nước này để tạo ra thành phẩm chất lượng. Ví dụ hoa Lan Hồ điệp, giống ở Đài Loan sẽ cho ra hoa to, đồng đều, có màu sắc không pha tạp, thân cây khoẻ và lá rất đẹp.
Xem công nghệ nuôi Lan của Đài Loan
Tạo môi trường thuận lợi cho nông nghiệp công nghệ cao phát triển.
Qua những năm gần đây, chính phủ có một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Nhưng kết quả đạt được không mấy khả quan. Thực tế cho thấy bất kì ngành nào tạo ra lợi nhuận hấp dẫn đều có rất đông người muốn nhảy vào đầu tư. Nguồn nhân lực và tri thức trẻ ở Việt Nam không thiếu, tiền của đầu tư cũng có thể nói là đủ khả năng. Nhưng nếu các cơ chế, cơ sở hạ tầng và chính sách chưa đủ tốt để thúc đầy ngành nông nghiệp công nghệ cao cất cánh bay xa. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích và lấy kinh tế tư nhân làm trọng tâm thì nền nông nghiệp Việt Nam mới có ngày khởi sắc trên thương trường Quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
Nguồn: SBC Scientific tổng hợp
Nông nghiệp công nghệ cao là gì?
Là một ngành nông nghiệp có sự kết hợp của những công nghệ mới và tiên tiến tại thời điểm hiện tại. Nông nghiệp công nghệ cao để sản xuất ra sản phẩm với chất lượng cao và năng suất vượt trội nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Vậy những ngành nào sẽ kết hợp với nông nghiệp? Ngành cơ khí nên được cải thiện để đáp ứng dụng cụ canh tác cho người nông dân. Ví dụ như những chiếc máy gặt hái hoa quả hay nông sản kích cỡ nhỏ, vừa và lớn có thể giúp cho người nông dân thu hoạch mùa màng nhanh chóng. Hoặc những chiếc máy gieo hạt giống tự động, hoặc xới đất đai để chuẩn bị cho mùa mới. Ngành công nghệ sinh học phải được áp dụng vào nông nghiệp nhằm tạo ra những sản phẩm với năng suất và chất lượng cao, cải thiện công sức người nông dân. Ngành công nghệ thông tin nên được áp dụng mạnh mẽ trong nông nghiệp nhằm nắm bắt các nhu cầu và trao đổi thông tin nhanh chóng giữa các nguồn lực và đối tác. Ở các nước tiên tiến, hệ thống tự động được áp dụng nhằm kiểm soát hoa màu, kiểm soát chế độ ánh sáng, nhiệt độ, và dinh dưỡng. Ngành hoá học cũng rất cần thiết để tạo ra những sản phẩm diệt trừ sâu bọ hiệu quả và phân bón cho cây trồng.
Vì sao ta nên học hỏi Israel trong nông nghiệp công nghệ cao?
Những năm 1950 và đầu những năm 1960, Hàn Quốc là một Quốc gia nghèo thuộc nhất nhì thế giới. Tuy nhiên, với chiến thuật áp dụng thành công từ những nước phát triển như Nhật và Mỹ. Mấy mươi năm sau, nền kinh tế Hàn Quốc trở nên vượt trội đáng cạnh tranh với Nhật Bản.Thu nhập bình quân đâù người tại Hàn Quốc năm 2011, đạt mức 31,500 USD/ người. Thậm chí mức này còn hơn cả mức trung bình của Liên Minh Châu ÂU( EU).
Vì vậy có thể áp dụng chiến thuật tương tự đối với Việt Nam hiện tại. Học hỏi nhanh chóng thành tựu từ Israel. Ở Israel, nông nghiệp hầu hết được áp dụng bằng thành tựu khoa học, chỉ có 5% sử dụng lao động để vận hành máy móc. Điều kiện khí hậu ở Israel vô cùng khắc nghiệt, chủ yếu là sa mạc và có rất ít nước. Họ lại nghĩ ra phương pháp tưới nhỏ giọt cho hệ thống trồng trọt của mình, lượng nước được tái chế lại tới 70%( Quốc Gia Khởi Nghiệp). Hơn nữa, hệ thống nhà lưới nhà màng của Israel rất hiệu quả, hiện tại có một số doanh nghiệp Việt Nam đã thuê các chuyên gia Israel chuyển giao công nghệ này. Lực lượng trong nông nghiệp chưa chiếm tới 2% dân số nhưng có thể tạo ra 12% sản lượng hàng hoá xuất khẩu cả nước. Các loại thiết bị tái chế nước được phân phối nhiều nơi trên thế giới.
Theo Tiến Sĩ Alan Phan, tương lai nền kinh tế Việt Nam chỉ có 2 ngành mới thực sự cho kết quả tốt đẹp đó là Nông nghiệp và Công nghệ thông tin. Ông lý giải khí hậu Việt Nam rất ôn hoà, thỗ nhưỡng thuận lợi cho phát triển nông nghiệp lại có thêm vùng biển bao lao để khai thác ngư nghiệp.
Mặc dù sản lượng nông sản như lúa gạo, hay sản lượng cà phê xuất khẩu thuộc dạng nhiều nhất thế giới nhưng giá trị đem lại rất thấp. Nguyên nhân là do chất lượng kém, thương hiệu không có chỗ đứng trên thương trường Quốc tế, cũng như độ an toàn trong các thành phần nguyên liệu xuất khẩu. Các dạng nông sản ấy chủ yếu xuất dạng thô, chưa có thành phẩm thương mại hoàn thiện đáng kể nào được thế giới chú ý.
Đầu tư mạnh mẽ vào khoa học nhằm thúc đẩy nông nghiệp phát triển
Vậy cho nên đất nước ta cần áp dụng khoa học công nghệ vào nông nghiệp để cải thiện chất lượng và số lượng nhằm đáp ứng nhu cầu trong nước cũng như xuất khẩu. Chính phủ nên khuyến khích và đầu tư mạnh mẽ vào khoa học, cụ thể đầu tư vào các Viện nghiên cứu , trường Đại học, Trung tâm nghiên cứu. Cần có những chính sách nhằm khuyến khích sự sáng tạo và đổi mới trong giới khoa học Việt Nam. Nhờ những nhà khoa học mới có thể đem lại những thành tựu tương lai, "những sáng kiến mới" trong khoa học có ý nghĩa trong lĩnh vực nông nghiệp nói riêng, cũng như các lĩnh vực khác nói chung.
Hàn Quốc từ một nước nghèo nàn lạc hậu đã vươn lên vị trí đáng nể trong khu vực Châu Á cũng như thế giới. Do sự đầu tư cho khoa học rất lớn, ngân sách đầu tư năm 2014 đứng nhất thế giới.
Hàn Quốc đầu tư mạnh mẽ cho khoa học- Nature.com |
Mảng nuôi cấy mô thực vật góp phần thay đổi diện mạo nông nghiệp
Những giống Lan, giống cây ăn trái, hay các giống hoa phần lớn nhập từ các nước như Đài Loan, Thái Lan, Hà Lan... những nước này sở hữu công nghệ giống rất ưu việt. Các hộ nông dân hay các công ty lớn đều nhập khẩu từ các nước này để tạo ra thành phẩm chất lượng. Ví dụ hoa Lan Hồ điệp, giống ở Đài Loan sẽ cho ra hoa to, đồng đều, có màu sắc không pha tạp, thân cây khoẻ và lá rất đẹp.
Tham khảo quy trình nhân giống LanHiện tại các phòng nuôi cấy mô mọc lên như nấm, nhưng không làm ra sản phẩm ưu việt nào. Vấn đề ở chỗ chúng ta chưa thực sự đầu tư đến nơi đến chốn vào công nghệ này. Các cơ sở nhỏ lẻ cũng như các cơ sở lớn nên chú trọng vào chất lượng sản phẩm, chú trọng vào khâu xây dựng thương hiệu. Có rất nhiều doanh nghiệp Việt về cây giống chỉ mong bán được sản phẩm, nhưng không để tâm xem người nông dân trồng có thực sự đem lại hiệu quả kinh tế không? Có thực sự giải quyết được các vấn đề phát sinh trong quá trình canh tác của người nông dân hay không? Nếu giải quyết được những khúc mắc ấy thì doanh nghiệp thành công trong việc xây dựng lòng tin đối với người Việt Nam.
Xem công nghệ nuôi Lan của Đài Loan
Tạo môi trường thuận lợi cho nông nghiệp công nghệ cao phát triển.
Qua những năm gần đây, chính phủ có một số chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp công nghệ cao. Nhưng kết quả đạt được không mấy khả quan. Thực tế cho thấy bất kì ngành nào tạo ra lợi nhuận hấp dẫn đều có rất đông người muốn nhảy vào đầu tư. Nguồn nhân lực và tri thức trẻ ở Việt Nam không thiếu, tiền của đầu tư cũng có thể nói là đủ khả năng. Nhưng nếu các cơ chế, cơ sở hạ tầng và chính sách chưa đủ tốt để thúc đầy ngành nông nghiệp công nghệ cao cất cánh bay xa. Chính phủ cần có chính sách khuyến khích và lấy kinh tế tư nhân làm trọng tâm thì nền nông nghiệp Việt Nam mới có ngày khởi sắc trên thương trường Quốc tế.
Có thể bạn quan tâm
1. Giới thiệu sách nuôi cấy mô thực vật
2. Giới thiệu kỹ thuật nuôi cấy mô thực vật
Nguồn: SBC Scientific tổng hợp
0 comentários: